Nhắc đến đi Nhật làm việc, có lẽ nhiều bạn vẫn đang đặt ra câu hỏi nếu theo con đường này thì sẽ lựa chọn công việc gì cho bản thân. Để trả lời cho thắc mắc đi xuất khẩu lao đông nhật bản làm những gì, JVNET sẽ đưa ra một số thông tin gợi ý hữu ích để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn nhé!
Menu
I. Những nhóm ngành nghề chính khi sang Nhật làm việc
1. Nhóm ngành Cơ khí:
Đây là một trong những nhóm nghề có mức lương khá, là nhóm ngành mũi nhọn chủ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế của Nhật Bản. Bởi vậy đối với ngành nghề này, đối tác thường tuyển dụng số lượng nhiều và có chế độ lương thưởng hợp lý. Ngành cơ khí thường gồm: Gia công, làm hàn, tiện, lắp ráp linh kiện điện tử,..v.v.
2. Nhóm ngành Chế biến: Chế biến thực phẩm và chế biến Thủy Sản
+) Công việc chế biến là công việc thu hút nhiều lao động Nữ đăng ký tham gia. Chế biến thủy sản Nhật Bản với lượng tiêu thụ và xuất khẩu đứng đầu trên thế giới trong những năm gần đây vậy nên việc thiếu hụt lao động là dễ hiểu. Thông thường lao động lựa chọn vì tính chất công việc làm trong công xưởng không quá mệt, làm thêm nhiều.
Lưu ý: Đối với những bạn bị dị ứng hải sản thì không nên đăng ký tham gia đơn hàng về chế biến thủy sản.
+) Đối với ngành chế biến thực phẩm ở nhật bản, mỗi năm số lượng lao động cần tuyển dụng lên đến hơn 1000 người. Vậy nên đây cũng là một ngành bạn nên cân nhắc lựa chọn vì mật độ tuyển dụng sẽ cao. Ngành này thường bao gồm: Đơn hàng đóng gói công nghiệp, gia công chế biến thịt gà, làm xúc xích, làm đậu phụ, sushi, mì tôm, chế biến đồ ăn sẵn, …
3. Ngành xây dựng:
Các công trình tại Nhật luôn được đánh giá cao về kết cấu và sự chuẩn chỉnh. Bởi vậy ngành xây dựng cũng cần một lượng nhân lực lớn để phân bổ cho các công trình lớn nhỏ khác nhau trong nước. Mặc dù tính chất công việc có phần đặc thù hơn các ngành khác nhưng bù lại những đơn hàng này thường có chế độ đãi ngộ tốt, phù hợp với công sức của người lao động.
Công việc chính khi đi XKLĐ ngành xây dựng thường bao gồm: thiết kế nội- ngoại thất, đào xới đất, điều khiển thiết bị xây dựng như máy xúc, máy đào, cần cẩu,…, lắp đặt giàn giáo, cốt thép, lắp cốp pha,…Đối với những bạn sợ độ cao thì không nên đăng ký tham gia các đơn hàng xây dựng. Bởi tính chất công việc sẽ có lúc yêu cầu bạn phải làm ở trên cao. Vì vậy, nếu bạn sợ độ cao sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn khi làm việc.
4. Ngành Nông nghiệp:
Nông nghiệp của Nhật Bản đứng đầu thế giới về khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất canh tác. Nhưng cũng dần thiếu hụt nhân lực do dân lao động Nhật dần không còn làm về nông nghiệp nhiều. Các nghề thường được tuyển dụng như: trồng trọt, chăn nuôi gà, thu hoạch rau củ quả, vận chuyển gia súc gia cầm, trồng dâu tây trong nhà kính, ….
II. Mở ra cơ hội trong tương lai
Ngoài vấn đề cải thiện tài chính, khi đăng ký đi Nhật, các bạn cũng đồng thời tích lũy được cho mình kinh nghiệm làm việc đối với một số ngành nghề nhất định. Để khi kết thúc chương trình TTS, sẽ là cơ hội việc làm tốt sau khi về nước. Với các ngành nghề yêu cầu về tay nghề chuyên môn thì khi đã về nước, các bạn có thể làm tại các xí nghiệp của Nhật có trụ sở trong nước, các công ty liên doanh hoặc tự kinh doanh bằng vốn tích lũy. Ngoài ra khi làm việc trong điều kiện tốt, tiếp xúc và sử dụng máy móc kĩ thuật hiện đại cũng là bước đệm tốt cho công việc trong tương lai của mỗi bạn.
Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với Điều kiện XKLĐ Nhật Bản và phù hợp với bản thân là vô cùng quan trọng, bởi vậy các bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi đăng ký. Đồng thời trong quá trình tham gia cũng nên lựa chọn thi tuyển nhiều ngành nghề đa dạng để gia tăng kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội trúng tuyển cao hơn. JVNET chúc các bạn có được những lựa chọn vàng cho bản thân mình nhé!